Những phát minh làm thay đổi thế giới năm 2013
Facebook       Google+       Twitter
RHO-15349

RHODIUM.VN Logo
Banner tiện ích Giảm stress trong 2 phút
Tính chỉ số khối cơ thể BMI
DIUM-43075

RHODIUM.VN Logo
Bói tình yêu theo tên
Đáp án trò chơi đuổi hình bắt chữ
01:46


Những phát minh làm thay đổi thế giới năm 2013

Năm 2013, thế giới chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật. Riêng lĩnh vực công nghệ, con người đã cho ra đời những loại sản phẩm, thiết bị có hàm lượng chất xám cao, được xem là "điểm nhấn" có thể làm thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai. Trang tin HNT đã bình chọn 14 sáng chế trong năm 2013 giúp con người và thế giới thay đổi đáng kể trong thời gian tới.
Những phát minh làm thay đổi thế giới năm 2013

1. Ô tô tự lái

Ô tô tự lái hoặc ôtô không người lái là phát minh độc đáo do nhóm kỹ sư tập đoàn xe hơi General Motors (GM) phát minh. Ôtô tự lái kết hợp 2 loại công nghệ hiện có là công nghệ giám sát hành trình, hay còn gọi là công nghệ ACC (Adaptive Cruise) và công nghệ đi đúng tâm đường (Lane centering).
 

Cả hai công nghệ này được hợp nhất làm tăng tính chủ động và điều chỉnh tốc độ. Nguyên lý làm việc của xe tự lái là khả năng tránh va chạm, xe được trang bị hệ thống rađa đường dài có thể phát hiện chướng ngại vật cách xa 300 feet (gần 100 mét). Từ đó xe tự tăng, giảm tốc để giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
 

2. Mũ bảo hiểm vô hình

mũ bảo hiểm vô hình

Chắc chắn bạn sẽ chưa nhìn thấy một loại mũ bảo hiểm dành cho người đi xe đạp kiểu này bao giờ, đơn giản bởi vì nó… vô hình. Nhưng tác dụng chống sốc của nó còn gấp đôi cả túi khí của ô tô nhé. Đó chính là tác dụng của Hövding, một loại mũ bảo hiểm vô hình dành cho người đi xe đạp đeo ở cổ và có cơ chế hoạt động như một túi khí khi gặp tai nạn.
 

Không chỉ xứng đáng với đồng tiền bát gạo, Hövding còn có tác dụng chống sốc tuyệt vời nhất mà không một loại mũ bảo hiểm hiện nay trên thế giới có được.
 

3. Thịt nhân tạo

thịt nhân tạo

Chi phí cho nghiên cứu lên tới 330.000 USD, nhưng nhờ có khoản đầu tư từ nhà đồng sáng lập Google, ông Sergey Brin nên phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới về bánh kẹp nhân tạo đã có sản phẩm đầu tay vào tháng 8 vừa qua.
 

Các nhà nghiên cứu tại đại học Maastricht, Hà Lan đã phải mất tới 5 năm để tạo ra một loại thịt bò nhân tạo, nhờ phát triển từ 2.000 loại protein tăng trưởng khác nhau, lấy từ vai của một con bò thật. Chắc còn phải chờ rất lâu để các món thịt từ phòng thí nghiệm nói trên có thể xuất hiện trong menu của các cửa hàng McDonald’s, nhưng loại thịt bò nhân tạo đầu tiên trên thế giới này đã chứng tỏ một tiềm năng vô cùng lớn, đứng về mặt giải pháp khoa học, cho nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới đối với các sản phẩm thịt.
 

4. Kính Google cho người khuyết tật

kính cho người khuyết tật

Tammie Van Sant bị một tai nạn xe hơi cách đây 20 năm khiến bà bị liệt. Mặc dù biết mình không thể đi được trở lại, bà vẫn tự nguyện thử nghiệm các thiết bị giúp mình gõ máy tính, gọi điện thoại và cả chụp ảnh nữa.
 

Cho đến đầu năm nay, các cuộc thử nghiệm vẫn thất bại. Nhưng với Kính Google, dường như mọi chuyện đã khác đi. Bắt đầu tự nguyện tham gia vào chương trình thử nghiệm Google Glass Explorer vào tháng 5 vừa rồi, bà cảm thấy mình như được tái sinh. Khi được trang bị kính Google, bà có thể điều khiển được chính mình, nói chuyện điện thoại và chụp ảnh xung quanh mình.
 

Mặc dầu loại kính này của Google không hoàn toàn giúp người tàn tật trở lại như bình thường, nhưng các tính năng của nó giúp người đeo có được sự tự chủ đáng kể trong cuộc sống, mà các thiết bị hỗ trợ cho con người từ trước tới nay chưa thể có.
 

5. Rô bốt giải phóng cho người bại liệt

robot cho người bị bại liệt

Có tên Indego Exoskeleton do nhóm kỹ sư ĐH Vanderbilt và công ty Parker Hannifin Corp. là Michael Goldfarb và Ryan Farrisđược thiết kế và được xem là một trong những phát minh sáng chói. Thực chất đây là bộ rô-bốt dạng áo hỗ trợ những người tàn tật phục hồi sau chấn thương, tự đi đứng, di chuyển.
 

Indego Exoskeleton có thể lắp khít xung quanh thân và kéo dài xuống tận mắt cá chân, bao gồm các động cơ điện vận hành bằng ắc quy giúp các khớp gối và hông chuyển động. Người dùng có thể vận hành áo bằng cách tập đứng lên đi tiến, lùi và có thể đứng lên và đi lại sau hàng giờ mỗi lần, rất phù hợp cho những người bại liệt, những người bị tàn phế và phục hồi chấn thương, kể cả những nhóm người mắc bệnh về xương, tuần hoàn máu kém.
 

6. Thìa dành riêng cho người bị bệnh Parkinson

thìa dành cho người bị bênh parkinson

Phòng thí nghiệm Lift Labs vừa sáng chế ra một loại thìa chống rung giúp những người bệnh Parkinson ăn uống được thuận tiện hơn. Chiếc thìa, sắp tới sẽ đi kèm với dao và dĩa, có tác dụng giảm bớt 70% độ rung của người bị bệnh Parkinson, giúp họ cải thiện bữa ăn tốt hơn. Tuy không thể có chức năng tự đút cho người bệnh Parkinson, nhưng loại thìa này chí ít giúp họ tự chủ hơn nhiều trong việc ăn uống của mình.
 

7. Chế tạo nẹp khí quản bằng máy in 3D

chế tạo nẹp khí quản

Hẹp đường thở là căn bệnh hiếm gặp làm cho khí quản bị tổn thương và là căn bệnh gây tử vong rất cao ở nhóm trẻ sơ sinh do đường khí quản mềm yếu và nhỏ hẹp. Tháng 2-2013 bác sĩ phẫu thuật nhi Glenn Green và kỹ sư y sinh Scott Holister ở ĐH Michigan (Mỹ) đã nghiên cứu và dùng máy in 3D tạo thành công nẹp khí quản (ảnh 4), sau đó cấy ghép vào cho bệnh nhân ở Ohio, Mỹ. Ca phẫu thuật bệnh hẹp đường thở mở ra triển vọng mới trong cuộc chiến điều trị bệnh hẹp đường thở (Tracheobronchomalacia) cho con người.


8. Thiết bị lọc nước có chi phí cực rẻ

thiết bị lọc nước cực rẻ

Có tên là thiết bị lọc nước MWF (Moringa-Seed Water Filter) của nữ sinh đại học 18 tuổi người Mỹ Meghan Shea ở West Chester, Pennylrania (Mỹ) phát minh. MWF có khả năng loại bỏ tới 99% khuẩn E.coli, vi khuẩn. Việc ra đời thiết bị lọc MWF của Meghan Shea rất tình cờ sau khi dự một hội nghị tại ĐH Bách khoa Texas năm 2012.
 

Tại đây Meghan Shea được nghe nói đến một loại cây nhiệt đới có tên cây chùm ngây. Loại cây nhiệt đới có hạt này có thể dùng để lọc, làm sạch vi khuẩn và tạp chất, biến nước hôi, nước bẩn thành nước uống. Hạt cây chùm ngây (tên khoa học Moringa Oleifera) sau khi nghiền nát trộn với nước, 1 giờ sau bột lắng, gạn bỏ. Kết quả, protein kháng khuẩn từ hạt cây chùm ngây tiết ra có khả năng diệt vi khuẩn và các tạp chất gây bệnh.
 

9. Bao cao su siêu mỏng từ gân bò

bao cao su làm từ gân bò

Bao cao su là phương tiện hữu hiệu và tin cậy giúp tránh mang thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, vấn đề là đàn ông lại không thích sử dụng bao cao su bởi nó làm mất khoái cảm cho người sử dụng so với "chân trần". Chính vì vậy, Quĩ Bill&Melinda Gates đã tài trợ 1 triệu USD cho các nhà khoa học để nghiên cứu chế tạo ra một thế hệ bao cao su mới, vừa đảm bảo tính an toàn, vừa không khiến các quí ông bớt "sướng".
 

Trong khi một số dự án nhận tiền tài trợ từ quĩ đang nghiên cứu các loại bao cao su siêu mỏng làm từ nhựa và polymer thì một nghiên cứu khác lại đi theo hướng sử dụng gân bò. Theo các nhà khoa học của dự án này, loại bao cao su hoàn hảo nhất phải tạo được cảm giác "như thật" của da người, vì vậy gân động vật được cho là sự lựa chọn hợp lý.
 

Bill Gates thì hy vọng rằng, một trong số các nhóm nghiên cứu được ông tài trợ sẽ sáng chế ra các sản phẩm có thể được đưa ra thị trường và được toàn bộ đàn ông sử dụng.
 

10. Thẻ ghi nợ cho người tị nạn Syria

thẻ ghi nợ cho người tị nạn

Thay vì phát các phiếu thực phẩm, Chương trình lương thực của Liên Hợp Quốc lại quyết định phân phát các thẻ ngân hàng cho người tị nạn Syria sống tại Lebanon. Loại thẻ này được chấp nhận tại 300 cửa hàng tại Lybanon đăng ký tham gia chương trình của Liên Hợp Quốc. Như vậy, thay vì phải tổ chức cung cấp lương thực cho người tị nạn, các thẻ ngân hàng này giúp họ có thể tự chi tiêu trong thời gian tị nạn tránh chiến tranh của mình.
 

Ngoài việc chấp nhận chi trả tiền thức ăn những người tị nạn, thẻ ghi nợ này sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lebanon, nơi đang rất căng thẳng bởi dòng người tị nạn của cuộc nội chiến Syria đổ về ngày càng nhiều.
 

11. Bếp sử dụng nhiên liệu sạch

bếp sử dụng nhiên liệu sạch

Một loại bếp mới, sử dụng dầu sạch đang được đưa ra nhằm giảm thiểu việc phá rừng ở Zambia. Sử dụng dầu sinh học làm từ chất thải, loại bếp này giúp thay thế các loại bếp than vốn rất nguy hiểm cho sức khỏe, cũng là nguyên nhân khiến đất nước này bị tàn phá mỗi năm cỡ 600.000 ha rừng.
 

Loại bếp sử dụng nhiên liệu sạch này (có thể sử dụng cả mùn cưa) cũng sẽ giúp hạn chế sử dụng gas và kerosene trong nhà bếp, giúp giảm thời gian đun nấu cho phụ nữ và giảm khí phát thải, giúp không khí trong nhà trong lành hơn.
 

12. Lều năng lượng mặt trời

lều năng lượng mặt trời

Cuộc sống của hơn 60% người dân châu Phi là sống trong những căn nhà ổ chuột, thiếu nguồn lực và mất vệ sinh. Sáng chế “lều năng lượng mặt trời” iShack của Nam Phi giúp người dân châu Phi có thêm phương tiện sống bên cạnh những chiếc lều truyền thống. Nhờ được trang bị các tấm pin mặt trời, iShack cải thiện điều kiện sống cho người dân châu Phi, nhờ cung cấp năng lượng sạch cho họ.
 

Năng lượng mặt trời giúp chiếu sáng trong và ngoài các lều, giúp sạc pin điện thoại. Ngoài ra, mái lều cũng được thiết kế đặc biệt để có thể hứng nước mưa cho người dân sử dụng. Chưa kể đến các ô cửa giúp cho không khí lưu thông tốt hơn trong lều và bức tường sau lều được “gia cố” thêm bằng đất sét giúp điều hòa nhiệt độ. Mỗi chiếc iShack được bán với giá rất rẻ, chỉ cỡ 660 USD (khoảng 15 triệu đồng Việt Nam).
 

13. Giống cây trồng siêu tăng trưởng

giống cây trồng siêu tăng trưởng

Một chương trình ứng dụng công nghệ mới của Israel có tên là Kaiima đã sử dụng việc chọn lọc bản đồ gene để tăng năng suất của các cây giống, cải thiện việc tưới nước và tăng khả năng chống chịu của giống cây với các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Tất cả chỉ nhằm một mục đích: tạo ra nhiều lương thực hơn cho cái thế giới vẫn đầy rẫy người bị đói này.
 

Nhu cầu về giống đã tăng tới 90% trong vòng 30 năm qua. Chính vì vậy mà các công nghệ nông nghiệp đã ngày một nở rộ. Với cách tiếp cận tuyệt vời như Kaiima, công nghệ nông nghiệp (Agritech) chắc chắn sẽ tạo ra các khoản lợi nhuận đáng kể.


14. Ong máy ngăn săn bắn trộm

ong máy do thám trinh sát

Săn bắn trộm không phải là điều gì quá mới mẻ, nhưng tổ chức bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya đã có một công cụ đắc lực giúp chặn đứng tình trạng săn bắn trộm thú rừng, đặc biệt là tê giác và voi. Trong khi các toán tuần tra kiểm lâm không thể tuần tiễu mọi khu vực trong rừng cùng lúc, những chú “ong máy” có thể giúp họ theo dõi toàn bộ khu rừng trên màn hình video của ô tô tuần tra, đặc biệt tại các khu vực bảo tồn quốc gia.
 

Ol Pejeta đã cho ra mắt con “ong máy” đầu tiên vào tháng 6 vừa qua, mà nó có thể “bắt sống” được những kẻ săn bắn trộm khi chúng đang hành động.


Theo PopsciScience

RHO USAGE
72%

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10