01:02
Xử lý máy tính bật không lên trong những ngày mưa ẩm
Cách phòng chống và xử lý cho máy tính khi bật không lên bởi độ ẩm cao trong không khí vào mùa mưa và những khi nồm ẩm
Với khí hậu của Việt Nam thường có độ ẩm rất cao, đặc biệt là vào mùa Xuân có nhiều nồm ẩm và mùa mưa bão. Khi độ ẩm trong không khí tăng cao, rất nhiều thiết bị điện tử thường bị trục trặc hỏng hóc, nặng thì phải mang đi sửa chữa thay thế, nhẹ thì cũng phải sử dụng một số biện pháp khử ẩm mới lên được. Máy vi tính cũng là một trong số các thiết bị nhạy cảm như vậy.
Các bộ phận trong máy tính dễ bị tổn thương bởi độ ẩm thường là Bo mạch chủ, RAM, khe tiếp xúc giữa Bo mạch chủ và RAM, Bộ cấp nguồn, Công tắc nguồn. Tuy nhiên bộ phận nhạy cảm nhất có lẽ là điểm tiếp xúc giữa Bo mạch chủ và chân RAM vì khoảng cách tiếp xúc giữa các chân mạch ở đây khá nhỏ lại dễ bắt ẩm bắt bụi, chỉ cần một lượng hơi nước nhỏ tích tụ tại đây cũng có thể gây ra tình trạng không thể khởi động được máy tính nhất là đối với những chiếc máy tính đã hoạt động sau vài năm.
Để phòng chống việc nhiễm ẩm cho máy tính, ta có thể áp dụng những biện pháp sau:
Trong trường hợp máy tính đã bị nhiễm ẩm và bật không lên, ta xử lý như sau:
Nếu các thiết bị điện tử nói chung và máy vi tính nói riêng được bảo quản đúng cách sẽ làm tăng tuổi thọ linh kiện, tránh được những pha đột tử không mong muốn. Bảo vệ túi tiền cũng như không làm ảnh hưởng tới công việc và giải trí của bạn!
Các bộ phận trong máy tính dễ bị tổn thương bởi độ ẩm thường là Bo mạch chủ, RAM, khe tiếp xúc giữa Bo mạch chủ và RAM, Bộ cấp nguồn, Công tắc nguồn. Tuy nhiên bộ phận nhạy cảm nhất có lẽ là điểm tiếp xúc giữa Bo mạch chủ và chân RAM vì khoảng cách tiếp xúc giữa các chân mạch ở đây khá nhỏ lại dễ bắt ẩm bắt bụi, chỉ cần một lượng hơi nước nhỏ tích tụ tại đây cũng có thể gây ra tình trạng không thể khởi động được máy tính nhất là đối với những chiếc máy tính đã hoạt động sau vài năm.
Để phòng chống việc nhiễm ẩm cho máy tính, ta có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Đặt túi chống ẩm dạng gói hạt Silica Gel vào trong Case, rất dễ mua và chi phí cũng rẻ.
- Kê thiết bị cách tường và cách mặt sàn khoảng 15cm-30cm, có thể tận dụng các miếng xốp.
- Đặt thiết bị trong tủ chống ẩm, cách này tốn kém và tốn diện tích làm việc.
- Có thể không tắt hẳn nguồn mà chỉ tắt ở chế độ chờ (Stand By) để các chân mạch vẫn luôn được làm ấm. Nhiều khi không thực hiện được vì quy định phòng chống cháy nổ trong các văn phòng yêu cầu phải ngắt toàn bộ điện trước khi ra về.
Trong trường hợp máy tính đã bị nhiễm ẩm và bật không lên, ta xử lý như sau:
- Kiểm tra sơ bộ độ ẩm không khí xung quanh bằng cách sờ thử lên tường và một số vật dụng cá nhân khác xung quanh máy tính.
- Nếu thấy quá ẩm hoặc Case không chạy thì nhanh tay tắt nguồn máy tính, tháo một bên vỏ và tiến hành sấy Bo mạch chủ, RAM, khe tiếp xúc giữa Bo mạch chủ và RAM, Bộ cấp nguồn, Công tắc nguồn bằng máy sấy tóc. Trong quá trính sấy nếu phát hiện thấy có vết hoen ố ở chân mạch thì nên lấy bàn chải nhỏ đánh cho sạch (có thể dùng tăm bông chấm thêm chút cồn cho dễ vệ sinh). Sấy xong chờ khoảng 5 phút rồi cắm nguồn bật lại.
- Nếu độ ẩm không quá tệ và bật Case vẫn chạy nhưng máy không lên, ta cứ để cho máy tính chạy khoảng 30-60 phút với mục đích tự làm khô và làm ấm. Sau đó tắt nguồn và chờ khoảng 1 phút sau bật lại. Nếu không được hoặc không muốn chờ đợi, ta có thể tháo máy ra vệ sinh như bước trên, ít nhất là với khe tiếp xúc giữa chân RAM và Bo mạch chủ.
- Trường hợp đã thực hiện hết cách mà vẫn không được ... bạn đã biết phải làm thế nào rồi đó!
Nếu các thiết bị điện tử nói chung và máy vi tính nói riêng được bảo quản đúng cách sẽ làm tăng tuổi thọ linh kiện, tránh được những pha đột tử không mong muốn. Bảo vệ túi tiền cũng như không làm ảnh hưởng tới công việc và giải trí của bạn!
- Liên hệ
- Tin tức
- Phần mềm
- Dịch vụ
- Giới thiệu
- Trang chủ
RHO USAGE
91%
91%
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
90
80
70
60
50
40
30
20
10